Trong influencer marketing, việc xác định KPI sẽ là căn cứ theo đuổi mục tiêu cũng như đánh giá mức độ thành công cho những cố gắng của thương hiệu. Bên cạnh doanh số, những loại KPI sau sẽ là dữ liệu cần thiết để doanh nghiệp nhìn lại hiệu quả của các chiến dịch influencer marketing đã thực hiện.
Reach (Phạm vi tiếp cận)
Một mục tiêu phổ biến mà các doanh nghiệp luôn hướng tới khi sử dụng influencer marketing là làm sao tăng mức độ nhận diện của khán giả đối với thương hiệu. Nhưng thế nào là tăng, nhất là khi ta phải đo lường nhận thức của công chúng?
Vì thế, khi đánh giá một chiến dịch cần dựa trên các KPIs có thể định lượng được. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi kế hoạch đặt ra có được hoàn thành hay không, mà còn giúp xác định chiến dịch đang gặp vấn đề như thế nào.

Có một số cách để đánh giá cụ thể phạm vi tiếp cận của một chiến dịch như sau:
Dựa trên số lượt hiển thị
Lượt hiển thị là tổng hợp số lần nội dung của thương hiệu xuất hiện trên bảng tin của người dùng, bất kể họ đã xem, đã tương tác hay thậm chí mới lướt qua. Số liệu này có thể được cung cấp từ những công cụ đo lường của nền tảng hoặc các công cụ social listening.
Tuy nhiên, theo dõi số lần hiển thị chỉ có thể cho biết nội dung của chiến dịch lan truyền trên phạm vi nào chứ không biểu hiện được mức độ thu hút và hiệu quả của những nội dung đó.
Dựa trên tập khán giả của người ảnh hưởng
Khi hợp tác với các influencer, doanh nghiệp được trao cơ hội tiếp cận với nhóm công chúng sẵn có của họ. Đây là một trong những điểm mạnh nhất mà influencer marketing đem lại, khi doanh nghiệp có thể khai thác những giá trị tiềm năng, tạo ra cơ hội bán hàng từ chính mạng lưới của người ảnh hưởng.
Số người theo dõi của influencer cũng thể hiện những dấu hiệu tích cực về phạm vi tiếp cận. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một phần nhỏ trong số các follower xem bài đăng của influencer và tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều đối với những người có tương tác.
Việc xem xét và đánh giá tỷ lệ lượt thích trên trang cá nhân của influencer giúp doanh nghiệp phần nào hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng có nhu cầu và hứng thú với sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó giúp đưa ra những quyết định chính xác hơn về việc hợp tác với influencer nào cho phù hợp.
Engagement (Tương tác)
Cải thiện tương tác là yếu tố quan trọng tiếp theo của một chiến dịch influencer marketing, khi có tới 90% marketer coi tỷ lệ tương tác là thước đo thành công của chiến dịch. Vì thế, bất kỳ hình thức tương tác nào cũng là dấu hiệu cho thấy công chúng đã xem nội dung của doanh nghiệp và đã bị tác động đáng kể, qua đó hình thành cơ sở để phát triển lượng người theo dõi trung thành.
Mức độ tương tác tốt đồng nghĩa với việc khách hàng đánh giá cao nội dung của influencer và thương hiệu, đồng thời cũng thể hiện mối liên kết bền chặt giữa hai bên.

Tỷ lệ này có thể được đo lường thông qua các yếu tố như:
Like (Lượt thích)
Cho biết số lượng công chúng thích thú với thông điệp và sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Reactions (Biểu tượng cảm xúc)
Một hình thức cụ thể hơn của việc tương tác, cho thấy mức độ liên kết cao hơn khi công chúng sẵn sàng thể hiện thái độ trực tiếp.
Share (Lượt chia sẻ)
Thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của công chúng đối với nội dung thông qua việc chia sẻ và lan truyền thông tin.
Comment (Bình luận)
Hình thức tương tác mạnh mẽ nhất của người dùng, khi họ đã hình thành nhận thức với sản phẩm và sẵn sàng bộc lộ chúng.
Lưu lượng truy cập trang
Chiến dịch influencer marketing cần luôn hướng khách hàng đến trang đích của thương hiệu (website, fanpage bán hàng…) bất cứ khi nào có thể. Với loại KPI này, thương hiệu dễ dàng nắm bắt hiệu quả qua các thông tin như: Lượt truy cập mới, lượt truy cập lần đầu, lượt xem, thời lượng mỗi phiên hoạt động… Đây đều là những chỉ số phản ánh trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng đã được chuyển đổi thông qua chiến dịch.

Qua đó, thương hiệu cũng có thể thu thập cho mình những thông tin bán hàng (leads), thường là tên, tuổi, nghề nghiệp hoặc email của người dùng. Dữ liệu quan trọng này mở ra cơ hội cho các thương hiệu tiếp cận trực diện và đưa ra những thông điệp quảng cáo hấp dẫn tới từng khách hàng cụ thể, qua đó nâng cao tỷ lệ bán hàng.
Mặc dù mỗi chiến dịch influencer marketing đều được thực hiện với mục đích cuối cùng cải thiện hiệu quả kinh doanh cho thương hiệu, tuy nhiên, mỗi chiến dịch đều mang một mục tiêu cụ thể. Để đạt được doanh số, những chỉ số KPI hiệu quả mà influencer marketing đem lại (chẳng hạn tiếp cận khách hàng mới hoặc tăng mức độ nhận diện thương hiệu) chính là những giá trị đáng lưu tâm nhất.
Có thể khẳng định, influencer marketing chính là trợ thủ đắc lực giúp thu hẹp khoảng cách với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, với mỗi mục tiêu cụ thể, thương hiệu cần chú trọng tới các hình thức chiến dịch cùng phương pháp đo lường của chúng. Bắt đầu ngay với MicroKOLs để hoàn thiện và tối ưu hóa chiến dịch của bạn ngay hôm nay!