Năm 2019, thế hệ Z chiếm 32% dân số toàn cầu. Khi sức chi tiêu và tầm ảnh hưởng của nhóm khách hàng này tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt, các thương hiệu cần điều chỉnh các chiến lược truyền thông và bán hàng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Đặc trưng của thế hệ Z
Là những đứa con của thời đại kỹ thuật số, gen Z đặc biệt thông thạo việc thu thập và xử lý thông tin qua các nền tảng mạng xã hội. Họ hướng tới sự độc đáo, sáng tạo và quan trọng nhất là tính xác thực. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới quan điểm và hành vi của khách hàng gen Z, thay vì bị chi phối bởi các ý kiến xung quanh.
Trong khi không nhiều thương hiệu nắm bắt được tâm lý của gen Z và có thể tạo ra những xu hướng đình đám, phần lớn nhãn hàng vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thế hệ trẻ tuổi này. Đã qua rồi thời của các chiến dịch marketing chỉ dành cho người nổi tiếng, nơi các thương hiệu gửi gắm thông điệp thông qua tiếng nói của các ngôi sao hạng A.

Ngày nay, những công ty thành công nhất trong việc khai thác được suy nghĩ của Thế hệ Z là những công ty thu hút được họ vào trong cuộc trò chuyện, với nội dung được cá nhân hóa và có mục tiêu rõ ràng. Vấn đề đặt ra là làm sao khiến thế hệ Z có lý do để ‘thuộc về’ thương hiệu, thay vì mua bán đơn thuần.
Khai thác giá trị xác thực của Micro Influencer
Trái ngược với Gen X và Millennials nhiều người thuộc Gen Z cho biết, họ không dành nhiều sự quan tâm đến nội dung quảng cáo được đăng bởi những người nổi tiếng. Thay vào đó, họ muốn lắng nghe ý kiến từ những người mà họ có thể xác định và coi là một phần trong cộng đồng.
Những người có ảnh hưởng vĩ mô có thể đem lại hiệu quả tức thì và rộng lớn cho mục tiêu tăng nhận biết thương hiệu; tuy nhiên, micro influencer mới thực sự là những người có ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng gen Z.
Vì vậy, việc sử dụng micro influenecr sẽ mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt hơn cho thương hiệu nhờ vào việc họ sở hữu mối quan hệ tích cực hơn với những người theo dõi mình. Nghiên cứu của Experticity cho thấy 82% công chúng bị tác động bởi nhận định của người ảnh hưởng nhỏ, và gen Z cũng không ngoại lệ.
Tìm kiếm sự phù hợp
Đối với các chiến dịch Influencer Marketing hướng tới đối tương gen Z, thương hiệu cần đặc biệt chú ý tới sự phù hợp. Ngoài những yêu cầu về đặc điểm công chúng, influencer hợp tác và các thương hiệu cần hướng tới giá trị chung. Cụ thể, với khách hàng gen Z, họ lựa chọn sử dụng sản phẩm với mục đích khẳng định tuyên ngôn cá tính của riêng mình.

Khi sử dụng những người có ảnh hưởng, mục tiêu cuối cùng của thương hiệu phải là tiếp cận và kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu và bắt đầu nuôi dưỡng các giao dịch tiềm năng.
Xây dựng mối quan hệ
Thế hệ Z nhạy cảm và có tâm lý cảnh giác với những nội dung quảng cáo bán hàng, vì vậy các thương hiệu nên nhận thức rõ hơn về cách thức giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với họ. Đặc biệt, việc xây dựng câu chuyện thương hiệu sẽ thu hút lượng tương tác tốt hơn.
Đây cũng là cách giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài, đặc biệt khi có sự tham gia của những người ảnh hưởng. Thay vì tiến hành các kế hoạch đơn lẻ, sự đồng hành giữa thương hiệu và influencer sẽ giúp câu chuyện thương hiệu gần gũi và mang tới nhiều giá trị dài hạn.

Với nội dung hớp tác cùng các influencer, thương hiệu cũng không nên kiểm soát và quá tham lam các thông tin nhãn hiệu, sản phẩm. Cảm giác tự nhiên và chân thực giúp các bài đăng không mang tính chất được tài trợ. Hơn nữa, khi sản phẩm của thương hiệu góp phần làm nổi bật lối sống của influencer mới là yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhận thức của những người theo dõi họ.
Phát triển đa kênh
Mặc dù Facebook hay Instagram có thể là nền tảng xã hội phổ biến nhất với thế hệ gen Z, các thương hiệu vẫn không nên bỏ qua các kênh khác. Twitter, Snapchat và TikTok đều là những nền tảng thú vị, hứa hẹn nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, chi phí khi làm viêc với các influencer tại các nền tảng này có thể thấp hơn nhiều, kèm theo khả năng tác động đến ROI tốt hơn.
Ngoài ra, việc thương hiệu phủ sóng đa kênh sẽ góp phần xây dựng cộng đồng thương hiệu, kích thích mong muốn trở thành một phần trong cộng đồng của người trẻ. Đây là một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của gen Z mà thương hiệu hiện nay cần để tâm, đặc biệt khi truyền thông mạng xã hội đã trở thành công cụ khẳng định bản thân của họ.
Tiếp cận và kết nối với những khách hàng thế hệ Z hiện nay không phải điều đơn giản. Tuy nhiên, với Influencer Marketing, doanh nghiệp có thể chinh phục thị trường tiềm năng này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Truy cập MicroKOLs ngay hôm nay để mở khóa những chiến dịch tiềm năng của cho doanh nghiệp của bạn!